Đau thần kinh tọa là triệu chứng thường gặp, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động, đặc biệt đối với những người lao động chân tay. Bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi lao động, nam nhiều hơn nữ.
Ngày nay, nhờ các tiến bộ trong Y học nên việc chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa đã có bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị của thầy thuốc, người bệnh còn cần phối hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tái phát bệnh này.
Ngày nay, nhờ các tiến bộ trong Y học nên việc chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa đã có bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị của thầy thuốc, người bệnh còn cần phối hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tái phát bệnh này.
* Chế độ ăn uống:
- Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp, tránh tình trạng thừa cân béo phì nhằm giảm tải trọng lên cột sống: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế chất béo ( phủ tạng động vật như tim, gan, lòng…, mỡ động vật, các thức ăn rán, nướng, quay, đồ hộp, trứng, mì tôm ..), hạn chế đường, tinh bột (đường, bánh kẹo, cơm...), tăng cường chất đạm ( tôm, cua, cá...).
Hạn chế ăn đồ hộp |
- Ăn nhiều thức ăn giàu Canxi ( sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, ngũ cốc, tôm, cá, rau cải chíp, rau dền, súp lơ xanh, vừng, hạt dẻ…), tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D3 để tránh loãng xương, tăng cường sự chắc khỏe của xương.
Súp lơ xanh chứa rất nhiều canxi |
- Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B giúp phục hồi tổn thương dây thần kinh như hàu, cua, thịt bò, pho mát, nấm, bông cải xanh, nước cam, chuối, quả bơ…
Nên ăn nhiều quả bơ |
- Bỏ các thói quen có hại cho sức khoẻ như hút thuốc lá, uống rượu.
Hạn chế uống các chất kích thích như cà phê, thuốc lá
- Có thể ăn các món ăn có các vị thuốc có tác dụng chống viêm, hoạt huyết như gừng, nghệ, tỏi, ngải cứu, lá lốt…
Ngải cứu là loại rau rất tốt, chữa được rất nhiều bệnh |
* Chế độ sinh hoạt:
- Nằm đệm cứng, không nằm võng, ghế võng.
- Tránh lạnh nhằm tránh co cứng cơ.
- Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng: Ngồi thẳng lưng, không rũ vai, gù lưng, tránh khom lưng khi ngồi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế ngồi không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp, nếu ngồi lâu nên ngồi ghế có tựa lưng, vị trí đầu gối ngang bằng với hông. Đứng thẳng với trọng lượng đều hai chân. Khi mang vác vật nặng, để cho sức nặng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không mang vật nặng ở một bên. Tránh mang nặng trong thời gian dài.
- Không nên cúi, ngồi, đứng lâu 1 tư thế. Nên thay đổi tư thế 30’ - 45’ một lần, làm các động tác thư giãn tại chỗ. Đối với những người thường xuyên phải ngồi nhiều, lái xe… nên đeo đai lưng để làm giảm áp lực lên cột sống.
- Tránh các tư thế xấu của cột sống trong sinh hoạt và lao động hàng ngày:
+ Không kéo, đẩy và nâng vật nặng bằng một tay. Khi nâng vật nặng thì không nên cúi lưng để nâng mà nên ngồi xuống, nâng vật nặng lên bằng cả hai tay, nên để vật nặng càng gần cơ thể để nâng lên càng tốt nhằm giảm bớt sức ép lên trên cột sống.
+ Không nên làm các động tác với hoặc lấy một vật để quá cao hoặc quá xa vì làm mất độ cong tự nhiên của cột sống và có thể làm tổn thương đến các cơ cạnh cột sống.
+ Không nên đi giầy dép cao gót mà nên đi loại gót thấp để làm giảm trọng lượng đè lên cột sống và làm cho cột sống không bị ưỡn ra trước.
- Tránh lạnh nhằm tránh co cứng cơ.
- Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng: Ngồi thẳng lưng, không rũ vai, gù lưng, tránh khom lưng khi ngồi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế ngồi không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp, nếu ngồi lâu nên ngồi ghế có tựa lưng, vị trí đầu gối ngang bằng với hông. Đứng thẳng với trọng lượng đều hai chân. Khi mang vác vật nặng, để cho sức nặng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không mang vật nặng ở một bên. Tránh mang nặng trong thời gian dài.
- Không nên cúi, ngồi, đứng lâu 1 tư thế. Nên thay đổi tư thế 30’ - 45’ một lần, làm các động tác thư giãn tại chỗ. Đối với những người thường xuyên phải ngồi nhiều, lái xe… nên đeo đai lưng để làm giảm áp lực lên cột sống.
- Tránh các tư thế xấu của cột sống trong sinh hoạt và lao động hàng ngày:
+ Không kéo, đẩy và nâng vật nặng bằng một tay. Khi nâng vật nặng thì không nên cúi lưng để nâng mà nên ngồi xuống, nâng vật nặng lên bằng cả hai tay, nên để vật nặng càng gần cơ thể để nâng lên càng tốt nhằm giảm bớt sức ép lên trên cột sống.
+ Không nên làm các động tác với hoặc lấy một vật để quá cao hoặc quá xa vì làm mất độ cong tự nhiên của cột sống và có thể làm tổn thương đến các cơ cạnh cột sống.
+ Không nên đi giầy dép cao gót mà nên đi loại gót thấp để làm giảm trọng lượng đè lên cột sống và làm cho cột sống không bị ưỡn ra trước.
Hạn chế đi giày cao gót |
+ Tránh các động tác mạnh, đột ngột và sai tư thế, tránh xoắn vặn cột sống quá mức.
+ Tránh ngã và các chấn thương vùng cột sống trong các sinh hoạt, lao động hàng ngày (ngã ngồi...).
+ Tránh ngã và các chấn thương vùng cột sống trong các sinh hoạt, lao động hàng ngày (ngã ngồi...).
Theo như các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám xương khớp
cho biết, nếu bạn đang mắc các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
lâu ngày thì hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được điều trị kịp
thời, tránh những biến chứng sau này.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới đường dây nóng của chúng tôi (08) 3929 6655 hoặc nhấn vào "Tư Vấn Ngay" để gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và điều trị bạn nhé !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét