Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gần gấp đôi so với nam giới và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, thợ may, người lái xe đường dài… Vì là bệnh phát triển một cách âm thầm và không có những dấu hiệu đặc biệt nên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Để đến khi bệnh chuyển nặng, mất khả năng vận động ở hai chi thì mới bắt đầu đi thăm khám, kiểm tra.
>> Các bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay?
>> Đau cơ nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?
Tĩnh mạch hay còn được gọi là ven, là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể có nhiệm vụ lưu thông và truyền máu đến khắp cơ, chi, thể của cơ thể. Suy giãn tĩnh mạch chân diễn ra khi các tĩnh mạch ở hai chân bị suy, giãn, tổn thương, mất chức năng lưu thông máu từ tim ra hai chân và ngược lại. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp, đau khớp, viêm thần kinh tọa… Vì thế người bệnh cần lưu ý và đi thăm khám đúng cơ sở chuyên khoa cơ, xương khớp để được hỗ trợ điều trị đúng phương pháp.
Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp tại phòng khám Mayo Clinic cho biết, các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm:
Tuổi tác: Quá trình lão hóa xương khớp, gân cơ, hệ mạch máu trong cơ thể ở tuổi trung niên là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Ở tuổi trung niên, các mạch máu yếu dần, hoạt động không hiệu quả nên máu sẽ lưu thông không đều, không ổn định, dẫn đến tình trạng bệnh.
Béo phí: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân rất cao. Bởi vì trọng lượng của thể áp lực lên toàn bộ đôi chân, các mạch máu ở chân cũng bị dồn nén và chèn ép dẫn tới việc bị suy giãn, tổn thương và hoạt động không hiệu quả.
giãn tĩnh mạch
Tư thế sinh hoạt sai: Những người đứng, ngồi quá lâu ở một tư thế, phải thường xuyên mang vác vật nặng khiến máu dồn xuống hai chân, lâu ngày sẽ làm ứ trệ tĩnh mạch, máu không thể trở về tim được nữa sẽ khiến các dây tĩnh mạch này căng phồng, suy yếu dần. Những người có thói quen ngồi bắt chéo chân sẽ gây áp lực lên đùi, xương chậu và mông, các mạch máu bị nén lại và không lưu thông được cũng là nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Di truyền: Ở những gia đình từng có người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch thì các thế hệ tiếp theo có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.
Các triệu chứng nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Ở giai đoạn đầu, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sẽ có biểu hiện như ngứa chân, đau chân, mỏi chân. Ban đêm khi ngủ sẽ có hiện tượng tê và kiến bò ở chân. Thông thường ở giai đoạn này, người bệnh rất hay bỏ qua vì cho rằng những biểu hiện ấy rất dễ gặp và không có gì đáng lo ngại.
Ở giai đoạn tiếp theo, những biểu hiện sẽ cụ thể hơn với hiện tượng chân bị sưng phù. Vùng đùi, và những vùng da mỏng sẽ thấy các mạch máu nổi lên và có màu đỏ sẫm hoặc đen sạm. Lúc này người bệnh cần đi kiểm tra, thăm khám ngay.
Nếu như không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến đến giai đoạn cuối. Lúc này các vết lở, loét ở chân bắt đầu hình thành. Những vết lở loét to nhỏ khác nhau sẽ xuất hiện và da trở nên sạm màu. Với giai đoạn này, quá trình hỗ trợ chữa trị sẽ rất tốn kém và thời gian cũng sẽ khá lâu.
Hãy truy cập vào website xuongkhophcm.vn để biết thêm thông tin chi tiết về các bệnh xương khớp nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét