Tê cứng tay chân là 1 trong những bệnh về xương khớp khá gặp trong xã hội hiện đại ngày nay. Bệnh tưởng chừng chỉ gặp ở người già thì ngày nay căn bệnh này đã xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi với chiều hướng ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển cao của đời sống với thói quen ngồi nhiều, ít vận động, công việc căng thẳng, bệnh tê cứng tay chân đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý nhiều người.
Nguyên nhân gây tê cứng tay chân
Tê cứng tay chân do nhiều nguyên nhân gây nên
– Do sai tư thế khi làm việc hay đứng, ngồi, ngủ …
– Do mạch máu dây thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông
– Do ngồi máy tính liên tục, ngồi xổm quá lâu hay làm việc quá sức
– Do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết
– Do bị nhiễm độc chì, đồng, thủy ngân và các hóa chất
– Do tác dụng phụ của việc sử dụng lượng lớn thuốc trong chữa bệnh
– Do mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa hay viêm đa dây thần kinh, thoái hóa cột sống, viêm đa rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm, phong, lao, virút, …
– Do thiếu các dưỡng chất và vitamin như B1, B12 acid folic, calci, kali…
Triệu chứng tê cứng tay chân
– Tê nhức ở các đầu ngón tay, ngón chân
– Có cảm giác rát bỏng, như kiến bò ở chân tay, cảm giác bứt rứt như ngồi trên đống lửa.
– Chân tay đôi lúc bị mất cảm giác hoặc nhói như kim châm
– Xuất hiện những cơn đau nhẹ và càng nặng hơn về sau
– Cảm giác bàn tay, bàn chân trở nên yếu ớt, mất đi cảm giác và khó nắm bắt các vật dụng.
– Đau khi vận động và ngay cả khi ngủ
– Bàn tay chân có thể bị biến dạng, lở loét, nhiễm khuẩn khi bệnh nặng
– Đau, tê nhức ở thắt lưng, mông, đùi, vai, cổ, đau dây thần kinh tọa, đau vai gáy.
Nguy hại của bệnh tê cứng tay chân
Khi bị tê cứng tay chân, người bệnh có cảm giác tê nhức, khó chịu, từ đó ảnh hưởng lớn đến đời sống và công việc hàng ngày, thậm chí khi bệnh diễn biến phức tạp, không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Tê cứng tay chân còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như:
– Bệnh về đốt cổ sống
– Bệnh thiếu máu não cục bộ
– Bệnh tiểu đường
– Viêm dây thần kinh ngoại biên
Vì vậy ngay khi thấy có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám để xác định chính xác bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, tránh những nguy hại về sau.
Phương pháp điều trị tê cứng tay chân
Có nhiều cách để điều trị tê cứng tay chân tùy theo từng trường hợp với mức độ bệnh cụ thể. Nếu là bệnh do sinh lý thì cần điều trị tâm lý kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, tích cực vận động và duy trì lối sống lành mạnh. Nếu là bệnh do mắc các bệnh lý thì cần điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp điều trị Đông – Tây y với các biện pháp hỗ trợ khác như: ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, ngâm chân tay với nước muối ấm pha loãng…
Tê cứng tay chân có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp như:
– Tập thể dục đều đặn, thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, massage cơ thể và các cơ khớp.
– Nếu thường xuyên phải làm việc với máy tính, hãy thư giãn cơ thể và các khớp bằng cách đứng lên, đi lại cách quãng sau 1 tiếng làm việc. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế căng, đau khớp tay, chân.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi và các loại rau xanh, trái cây tươi.
– Tránh thức ăn chứa nhiều chất đạm, dầu mỡ, hạn chế rượu, bia và các chất kích thích.
– Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động thường xuyên.
Tê nhức tay chân nếu ở mức độ nhẹ sẽ không có gì đáng lo ngại nhưng nếu để lâu, không điều trị sớm hay có biện pháp cải thiện sẽ gây đau đớn, thậm chí là teo cơ, bại liệt, mất khả năng lao động. Vì vậy cần điều trị tê cứng tay chân ngay khi còn kịp.
Hãy truy cập vào website xuongkhophcm.vn để điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng sau này!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét