Tê cứng tay chân là một trong những điều khó chịu mà hiện nay rất nhiều người mắc phải, kể cả người cao tuổi lẫn người trẻ tuổi, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Tê cứng chân tay là dấu hiệu sức khỏe của bạn cần phải được chăm sóc. Việc chẩn đoán, điều trị sớm sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và phòng bệnh tốt hơn.
Chuẩn đoán và điều trị
Khi có triệu chứng tê đi kèm với hiện tượng như: không thể nhấc nổi cánh tay hay chân, càng tê khi đi bộ, lơ mơ, thiếu tỉnh táo, đi tiểu nhiều, luôn có cảm giác mệt mỏi,nhức mắt, co cơ...thì hãy đi bác sĩ sớm.
Trước tiên, các bác sỹ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh, môi trường làm việc và xã hội của bệnh nhân, khả năng nhiễm độc tố, nguy cơ lây nhiễm bệnh, các loại thuốc mà bạn sử dụng.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể được hướng dẫn xét nghiệm máu, kiểm tra hình ảnh để chuẩn đoán nguyên nhân sau đó sẽ xác định liệu pháp điều trị phù hợp. Khi cần, có thể chụp CT, chụp cộng hưởng từ hay sinh thiết vùng da có sợi thần kinh để có chẩn đoán chính xác nhất
Điều trị tê cứng tay chân như thế nào?
Nếu là tê chân tay sinh lý… thì nên vận động nhẹ nhàng tay chân, xoa bóp thư giãn các chi, vùng vẩy tay chân, đi lại xung quanh.
Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, béo phì thì tê bì chân tay chính là biến chứng của bệnh và cần xử trí ngay theo hướng sau:
Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát các chỉ số như đường huyết, mỡ máu ở mức bình thường.
Điều trị các biến chứng thần kinh do bệnh gây ra bằng các sản phẩm có tác dụng giảm đau, giảm tê bì chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm.
Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…, tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng tháng.
Sử dụng dầu ô liu, đi cầu thang bộ thay cho thang máy, uống trà xanh, tập thể dục, sẽ giúp loại bỏ các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim, béo phì và nhiều vấn đề khác.
Ngâm tay trong nước nóng có pha muối giúp mạch máu nở ra đỡ tê, xoa bóp, massage cho khí huyết lưu thông.
Duy trì lối sống lành mạnh, giữ cân nặng ở mức vừa phải, tránh phơi nhiễm độc, có chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế uống nhiều rượu và hút thuốc lá. Biểu hiện tê nhức tay chân nếu ở mức độ nhẹ không có gì đáng lo ngại nhưng nếu nặng hơn sẽ gây đau đớn thậm chí gây mất khả năng lao động, teo cơ, bại liệt. Vì thế khi tay chân có dấu hiệu tê cứng hãy đi khám ngay, việc nhanh chóng điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và phòng bệnh tốt hơn.
Hãy nhanh chóng đến phòng khám cơ xương khớp để điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng sau này!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét